Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp 2024 – Tư vấn và đào tạo về trách nhiệm xã hội

Trách nhiệm xã hội là gì?

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (tiếng Anh: Corporate social responsibility, viết tắt: CSR, là một dạng của hoạt động tự điều chỉnh trong kinh doanh của các doanh nghiệp. Nó còn được hiểu dưới những cái tên khác như tính bền vững của doanh nghiệp, doanh nghiệp bền vững, lương tâm của doanh nghiệp, bổn phận của doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp có trách nhiệm.

Hiểu nôm na, trách nhiệm xã hội là việc tuân thủ các quy định của luật, chế định và các quy tắc, hướng dẫn của ngành, chuỗi cung ứng về lao động, an toàn & sức khỏe nghề nghiệp, môi trường, đạo đức kinh doanh trong tất cả các hoạt động của tổ chức.

Trước đây, thuật ngữ này từng được hiểu như là một chính sách nội bộ riêng của một tổ chức hay một chiến lược đạo đức kinh doanh, nhưng điều này không còn chính xác bởi sự phát triển của rất nhiều những bộ luật quốc tế và cả việc hàng loạt các tổ chức đã sử dụng khả năng của mình để đưa thuật ngữ này vươn ra khỏi việc chỉ là một sáng kiến hay lý tưởng của vài cá nhân hay thậm chí là của một ngành nghề kinh doanh nhất định.

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Trách nhiệm với xã hội của doanh nghiệp (CSR) được coi như là một cách tự điều chỉnh của doanh nghiệp, điều này được thừa nhận là đúng trong thập kỷ qua, tuy nhiên sau đó thuật ngữ này đã phát triển lên một vị trí mới khi không còn chỉ là những quyết định mang tính tự nguyện dưới cấp độ của một cá thể tổ chức nào đó, mà đó còn là một chính sách bắt buộc phải có của bất cứ tổ chức nào dù ở tầm cỡ khu vực, quốc gia hay là quốc tế.

CSR được tin tưởng sẽ hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện sứ mệnh của mình, cùng với đó đây cũng chính là kim chỉ nam để công ty thể hiện giá trị với người tiêu dùng. ISO 26000 là chuẩn mực quốc tế được công nhận dành cho CSR. Còn các tổ chức khu vực công (Liên hợp quốc là một ví dụ) sẽ tuân theo ba vấn đề căn bản (TBL). CSR được thừa nhận rằng tuân theo các nguyên tắc tương tự, tuy nhiên đến nay vẫn chưa có hình thức pháp chế nào đưa ra những chuẩn mực về hành vi một cách chính thức dành cho CSR.

Cách tiếp cận về trách nhiệm xã hội – CSR.

Các tổ chức sử dụng ISO 26000:2010 về Trách Nhiệm Xã Hội để làm kim chỉ nam cho các hoạt động. Cam Kết Trách Nhiệm Xã Hội của tổ chức mô tả cách tiếp cận của tổ chức và báo cáo hàng năm về các thành tựu của mình. Các tổ chức phải tôn trọng các Hiệp Ước Toàn Cầu của Liên Hiệp Quốc và ủng hộ các nguyên tắc, hướng dẫn của Liên Hiệp Quốc về nhân quyền, lao động, môi trường và chống tham nhũng. Là một phần trong Khung Quản Trị tổng thể của tổ chức, Ủy Ban Trách Nhiệm Xã Hội của Hội Đồng Quản Trị phải đóng vai trò tích cực trong các hoạt động của mình.

Ba cách tiếp cận CSR khác nhau:

– Coi CSR là một cách tạo ra giá trị;

– Coi CSR là một phương pháp quản lý rủi ro;

– Coi CSR là đạo đức của doanh nghiệp

Hiện nay, CSR còn được coi là một hàng rào kỹ thuật trong thương mại toàn cầu. Các tổ chức muốn tham gia vào các chuỗi cung ứng toàn cầu – thì điều trước tiên phải làm là thực hiện tuân thủ về trách nhiệm xã hội.

Trên đây là một số chia sẻ về bài viết : Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp 2024 – Tư vấn và đào tạo về trách nhiệm xã hội. Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn miễn phí chuyên sâu hơn về của chúng tôi xin vui lòng liên hệ:

Công ty Cổ Phần Phát Triển Open End

🗺 : Tầng 14, tòa nhà HM Tower, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh

🗺 Chi nhánh Miền Nam: Tầng 2, Tòa nhà D-Vela, số 1177 Huỳnh Tấn Phát, Phường Phú Thuận, Quận 7, TP. HCM

🗺 Chi nhánh Miền Bắc: Phòng 604, Tầng 6, Tòa nhà Rocland, Số 112 Mễ Trì Hạ, Phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

🗺 Chi nhánh Miền Trung: 1747-1749, Đường Nguyễn Tất Thành, Phường Thanh Khê Tây, Quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng

☎️ : 0938.603.496

📩 : info@openend.vn

🌐 : OpenEnd.vn

Bài viết liên quan
DMCA.com Protection Status