Headline là gì? Cần lưu ý gì khi viết headline?

Xếp hạng top đầu Google theo cách “khoa học” (no GUESS SEO) luôn là mục tiêu mà bất kỳ SEOer nào cũng hướng đến. Để đạt mục tiêu này, trước hết bạn cần giải đáp câu hỏi “Người dùng nhìn vào yếu tố nào đầu tiên trên các kết quả tìm kiếm?” và cách bạn làm cho Google “Thỏa mãn”.

Câu trả lời chính là headline – yếu tố quyết định họ có click vào website của bạn hay không. Trong bài viết sau, tôi sẽ hướng dẫn bạn cách viết headline hấp dẫn nhất và cách tối ưu On-page tuyệt đỉnh để nhanh chóng xếp hạng cao trên Google.

apple iphone

Headline là gì? Cần lưu ý gì khi viết headline?

Khi tạo headline (tiêu đề bài viết), bạn cần đặt độc giả làm trọng tâm, hiểu chính xác họ đang tìm kiếm những gì và đưa ra câu trả lời phù hợp nhất cho họ. Sau đây là lưu ý bạn cần quan tâm nếu muốn viết headline hiệu quả.

Khái quát nội dung bằng headline

Headline chứa con số có khuynh hướng xếp hạng tốt hơn, bởi đa số độc giả thích lướt qua các ý chính của bài viết trước khi đọc kỹ từng phần.

Ví dụ, với tiêu đề bài viết có số “7”, độc giả sẽ hiểu rằng trong bài có 7 ý chính cần nắm bắt. Có nhiều thống kê minh rằng headline chứa con số được ưa chuộng nhất, vượt cả dạng headline “làm thế nào…”, “cách để…”…

Ngoài con số thì chèn những từ ngữ mạnh vào headline cũng có thể tác động đến ý định của độc giả xem có nên click vào bài viết của bạn hay không.

Đánh vào cảm xúc độc giả

Người đọc bị chi phối bởi từ ngữ. Câu từ độc đáo sẽ thu hút sự chú ý của họ. Vì vậy, khi viết headline, hãy sử dụng các từ mạnh hoặc biểu lộ cảm xúc để độc giả nhớ đến bạn.
Ví dụ, khi headline chứa cụm “những lỗi sai”, ngay lập tức nó khiến người đọc chú ý, bởi bạn đang khơi gợi nỗi sợ hãi trong họ, dẫn đến họ sẽ “hứng thú” để đọc bài viết của bạn hơn nhằm tránh cho bản thân phạm lỗi.
Cụ thể, với headline “9 lỗi SEO nên tránh”, những SEOer sẽ thấy tò mò, muốn biết đó là những lỗi nào để tránh.
Hướng dẫn độc giả
“Cách làm” “Làm thế nào” là một trong những kiểu headline người dùng yêu thích nhất. Khi tìm kiếm trên Google, họ đặt rất nhiều câu hỏi và mong muốn có được đáp án giáp đáp thắc mắc của mình.

Trong trường hợp họ đang tìm kiếm giải pháp thì headline “Cách làm” sẽ hiệu quả nhất để thỏa mãn khách hàng mục tiêu, bởi không chỉ giúp họ biết nên làm gì, mà còn hướng dẫn họ nên làm thế nào.

Nếu vấn đề được giải quyết, họ sẽ để lại bình luận, chia sẻ đã nhận được giá trị gì từ bạn. Vì thế, headline “Cách làm” không chỉ có lợi cho người dùng, mà còn tăng tương tác giữa bạn và họ, bởi cả hai bên đang cùng nhau chia sẻ các tip và ý tưởng tốt.

Tạo sự mong đợi ở độc giả

Headline đánh vào cảm xúc sẽ gây hiệu ứng Viral và tăng lượt Share, đặc biệt khi headline đó giải thích được vì sao người dùng nên đọc bài viết này.

Headline được lồng ghép cảm xúc sẽ khơi gợi tính tò mò, muốn khám phá ở người đọc, khiến họ chú ý và mong đợi điều gì đó khi click vào xem. Bên cạnh headline khơi gợi cảm xúc thì các chủ đề trending cũng sẽ thu hút nhiều traffic, bởi chúng là tin tức mới nhất và ai cũng muốn là người đầu tiên được biết.

Bắt Trend kịp thời

Nếu bí ý tưởng viết bài, có thể sử dụng tool miễn phí Google Trends. Với Google Trends, bạn có thể tìm thấy các chủ đề trending và biết người dùng đang bàn tán về điều gì để lên ý tưởng.

Google Trends – khám phá nội dung người tìm kiếm nhiều trong ngày

Phân tích cách tối ưu bài viết từ các case study của tôi

Ở phần này, tôi muốn gợi ý cho bạn công cụ Cora SEO (cora seo download) / $ 187,02- tháng. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng Cora SEO không phải là đảm bảo 100% bài viết của bạn sẽ xếp hạng cao, mà là giúp tối ưu cả tiêu đề lẫn nội dung bên trong và nhiều Factors On-page để bài viết dần cải thiện thứ hạng.

Tôi sẽ đi vào phân tích từng case study để biết cách tối ưu headline và SEO on-page – những yếu tố tối quan trọng mà Google căn cứ vào khi xếp hạng bài viết.

Nghiên cứu điển hình từ khóa: thiết kế app

Để tìm ý tưởng cho headline và những signals cần tối ưu với từ khóa “thiết kế app”, tôi gõ từ khóa lên Cora SEO và nhận report sau vài phút. Công cụ này gợi ý 2000+ factors để tối ưu, gồm:

✔️ Thêm Collocation (cụm từ đặc trưng) vào tiêu đề

✔️ Ngoài việc đặt từ khóa chính vào vị trí quan trọng để đáp ứng thuật toán NLP, cần thêm những mẫu hình cụm từ đặc trưng (collocation) vào nội dung trên trang để kích hoạt VECTOR.

Thêm từ khóa vào thẻ H1

Đây là một trong những yếu tố dễ bị lãng quên nhất. Tiêu đề dù hào nhoáng, bóng bẩy đến đâu nhưng nếu thiếu đi từ khóa trong heading thì cũng khó thu hút sự quan tâm từ độc giả.

Giảm số lượng từ khóa trong thẻ alt hình ảnh

Chèn quá nhiều keyword vào thẻ alt là dấu hiệu của việc tối ưu thiếu tự nhiên. Trong case study này, tôi vẫn chèn từ khóa vào thẻ alt, nhưng sẽ lược bớt từ khóa “thiết kế app” trong một vài hình ảnh ít quan trọng hơn.

Giảm số lượng từ khóa trong thẻ H2, H3

Tương tự như trên, việc nhồi nhét quá nhiều keyword vào H2 và H3 là dấu hiệu của việc tối ưu quá liều (Over Optimize). Chèn keyword vào H2 và H3 sẽ giúp nội dung của bạn xếp hạng tốt hơn, nhưng cần dựa vào chỉ số Correlate để biết số lượng cần thiết, quá nhiều sẽ không tốt cho site.

Thành công đầu:

Sau khi tối ưu các yếu tố SEO on-page, tôi cải thiện title bằng cách thêm cụm “cơ bản”. Điểm số thu được từ Cora đã tăng rõ rệt (từ 81% lên 95%).

Cora không chỉ xác định yếu tố SEO on-page nào cần tối ưu, mà còn cho biết bạn đã thực hiện đúng những gì. Trong case study này, thứ hạng bài viết đã tăng dần từ vị trí thứ 8 lên hạng #1 cho từ khóa “thiết kế app” .

Collocationcách sắp xếp cụm từ

Thông qua collocation, LCM, Google sẽ xác định được chủ đề, ý định của người dùng và nâng thứ hạng cho bạn. Sử dụng Cora để tối ưu SEO on-page như sau:

Thêm Collocation (cụm từ đặc trưng) vào tiêu đề, thêm LCM vào nội dung, loại bỏ Stop Word

Tối ưu Anchor Link, H1, H2, H3, H4 theo Correlate

Rút ngắn meta description trong 157 ký tự

Meta description là đoạn tóm tắt ngắn gọn, tuy hiện nay Google đã không dùng để xếp hạng nhưng nó rất quan trọng để tăng CTR khi xuất hiện trên kết quả tìm kiếm Google.

Nếu quá dài, đoạn mô tả sẽ bị cắt mất, dẫn đến người dùng không tìm thấy thông tin họ cần. Vì thế, meta description chỉ nên trong khoảng 157 ký tự.

Thu gọn tiêu đề (headline) : Tương tự meta description, tiêu đề quá dài sẽ bị Google “cắt cụt”. Do đó, bạn cần giảm số lượng ký tự trong tiêu đề sao cho tiêu đề ngắn gọn và súc tích, truyền tải đủ thông điệp chính đến độc giả.

Giảm số lượng hình ảnh: Mặc dù nhiều lĩnh vực cho thấy hình ảnh tốt hơn chữ, cũng không nên chèn quá nhiều hình ảnh vào bài. Tỷ lệ tốt là 1 hình ảnh/300 từ.
Dùng nhiều từ khóa LSI khác nhau : Từ khóa LSI là những từ khóa liên quan đến từ khóa chính. Việc lạm dụng từ khóa “thiet ke app” trong bài viết là dấu hiệu của việc tối ưu hóa thiếu tự nhiên. Vì thế, cần đa dạng các từ khóa LSI.

⭐⭐⭐ LSI : (LSI) trong tiếng Anh là viết tắt của từ Latent Semantic Indexing, tạm dịch là “lập chỉ mục ngữ nghĩa ngầm”. Cụm từ này mô tả việc Google nhận biết và suy luận những cụm từ có ngữ nghĩa hàm chứa, có liên quan, và thường hay được sử dụng cùng với từ khóa chính, trong văn cảnh cụ thể. nói trắng là cụm từ đồng nghĩa

Thêm từ khóa vào 100 từ cuối bài : Bổ sung từ khóa vào 100 từ cuối bài giúp Google bot nắm bắt nội dung của bạn khi quét.

Với key thiết kế app, tôi thêm những cụm từ “uy tín” & “hiệu quả” vào tiêu đề để bổ sung Collocation gần cho từ khóa chính. Kết quả điểm số đã tăng từ 85% lên 96%.
Tôi cũng thấy rằng khi tối ưu theo phương pháp NLP & VECTOR kết hợp điều chỉnh signals của Cora, các bài viết không chỉ xếp hạng cho một từ khóa, mà là rất nhiều từ khóa!

⭐⭐⭐ NLP: (NLP) Neuro Linguistic Programming (Lập Trình Ngôn Ngữ Tư Duy)

⭐⭐⭐ VECTOR : phương pháp bánh xe quay vòng hệ sinh thái sung quanh web 2.0 trỏ về web chính, không phải nội link

Cụ thể, với từ khóa “thiet ke app” top 1, tôi xếp hạng cao cho cả những từ thiết kế app hcm, hay các nhóm key local Thiết kế App TP Hồ Chí Minh, Thiết kế App Bình Dương, Thiết kế App Cần Thơ, Thiết kế App Đồng Nai, Thiết kế App Đà Nẵng, Thiết kế App Nha Trang, Thiết kế App Đà Lạt, Thiết kế App Hà Nội, Thiết kế App Hải Phòng, Thiết kế App Quảng Ninh.
Mặc dù từ khóa “thiết kế app” khá cạnh tranh nhưng tôi vẫn đạt được mục tiêu đưa site vào trang 1 Google. Thậm chí tiến trình mỗi ngày tăng vị trí về top 1 càng làm tôi kích thích hơn.
Kết luận
Nhìn chung, headline không phải yếu tố duy nhất cần tối ưu nếu muốn xếp hạng cao trên Google. Bạn nên theo dõi các keyword được target bằng cách nhìn vào search volume của chúng trước khi viết. Search volume cao chứng tỏ chủ đề đó đang được nhiều người quan tâm và bạn có khả năng được xếp hạng trên Google để thu về nhiều traffic hơn.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần quan tâm các yếu tố SEO on-page như vị trí đặt từ khóa (Từ khóa chính, biến thể, LSI), Collocation, LCM (Longest Commonest Match), các thẻ H (H1, H2, H3, H4), Anchor link, thẻ ALT, thẻ B, thẻ I, Schema, Open Graph, HTML tags…

Google đánh giá và xếp hạng không chỉ dựa vào bản chất nội dung, mà còn căn cứ vào cách bạn tối ưu cho nội dung đó, bởi Google đánh giá các Signals theo chiều Vertical.

Hy vọng qua những thông tin mà tôi vừa chia sẽ, bạn sẽ áp dụng hiệu quả và nhanh chóng đạt vị trí cao nhất trên Google.

Bài viết liên quan
DMCA.com Protection Status